Một số kĩ năng cần thiết giúp sinh viên DLA thích ứng để học tập trong cuộc sống của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

DLA

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Cuộc cách mạng này không chỉ biến đổi cuộc sống, cách làm việc mà thay đổi cả cách giao tiếp nhân loại theo cách hoàn toàn mới. Để có thể thích ứng với các tác động từ cuộc cách mạng mang lại những con người điển hình là thế hệ trẻ, những học sinh sinh viên cần thay đổi, trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cần thiết phục vụ không chỉ cho việc học tập ở giảng đường đại học mà còn để phù hợp với hiện tại, cuộc sống thời đại mới qua đó học tập, làm việc hiệu quả và thành công.

data

Một số những kĩ năng cần thiết sinh viên DLA cần có trong thời đại 4.0:

1. Rèn luyện chuyên môn vững vàng

Trong thời đại hội nhập khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đều đánh giá cao những ứng viên không chỉ “biết”, nghĩa là có bằng đại học với điểm số đẹp, mà còn có thể “làm”, nghĩa là có kỹ năng thực hành vững vàng, có thể làm việc ngay trong môi trường thực tế.

Do đó, yêu cầu quan trọng đối với sinh viên là phải chủ động tích lũy kiến thức chuyên ngành và trau dồi kỹ năng trong công việc: Trước tiên, tận dụng triệt để những giờ học tập, thảo luận trên lớp. Tiếp đó là khai thác tối đa những cơ hội trải nghiệm thực tế, thực tập và làm việc tại doanh nghiệp,... để hình dung được môi trường làm việc, tự đánh giá được năng lực bản thân. Từ đó, có kế hoạch và phương pháp học tập hiệu quả, chuẩn bị một hành trang đủ vững vàng cho hành trình lập thân lập nghiệp sắp tới.

2. Kỹ năng mềm thành thạo

Trong cuộc sống hiện đại, các kỹ năng mềm luôn được đề cao, không chỉ trong nhà trường mà còn ngoài xã hội. Các kỹ năng này sẽ quyết định bạn là ai, làm việc như thế nào. Bởi nó là thước đo hiệu quả công việc.

Các nghiên cứu đã chỉ ra kỹ năng mềm sẽ chiếm 75% thành công của một con người còn kỹ năng cứng (chuyên môn, kiến thức) chỉ chiếm 25%. Biết kết hợp cả hai kỹ năng này sẽ giúp bạn nắm trong tay chìa khóa thành công trong công việc.

Kỹ năng mềm cần có như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, quản lý thời gian,... Trong suốt quá trình học tập, bạn cần khai thác và phát triển tối đa các khả năng tiềm ẩn trong mình. Tham gia các chương trình ngoại khóa, các câu lạc bộ,... sẽ giúp bạn rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết.

3. Chủ động học tập, trau dồi thêm “Ngoại ngữ”

Tiếng anh là ngôn ngữ giao tiếp được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, được xem như ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Học thêm tiếng Anh giúp bạn mở mang thêm nguồn tri thức bằng việc tiếp cận sách, báo, giao tiếp người bản xứ, hiểu thêm nền văn hóa các nước bạn. Ngoài tiếng Anh, còn có một số ngôn ngữ khác ở các đất nước phát triển như: Nhật Bản, Pháp, Nga, Hàn Quốc,... cho bạn sự lựa chọn tuyệt vời. Việc biết thêm một ngôn ngữ thứ hai giúp bạn ghi điểm lớn trong mắt nhà tuyển dụng tương lai.

4. Tinh thần sáng tạo

Sáng tạo là kết quả của một quá trình rèn luyện, học hỏi, phát triển kỹ năng. Có tư duy sáng tạo, giúp bạn làm chủ được vốn kiến thức, tự tin đối mặt với những thử thách, phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề, chủ động giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Những kiến thức mà thầy/cô truyền đạt qua những buổi học tại giảng đường chỉ là lượng kiến thức nền, mang tính gợi mở, khám phá ban đầu. Để tăng khả năng sáng tạo đòi hỏi mỗi sinh viên phải luôn tự làm mới mình qua nỗ lực, kiên trì tìm tòi học hỏi, tự học, tự nghiên cứu, có như vậy mới mang lại giá trị mới, tăng năng suất trong công việc cũng như nâng cao giá trị bản thân.

5. Sẵn sàng học hỏi và tự tin với bản thân

Ở môi trường đại học, sinh viên dù xuất sắc đến đâu cũng vẫn là người mới khi va chạm, bước vào môi trường doanh nghiệp, thế nên tinh thần cầu tiến, sẵn sàng học hỏi là không thể thiếu. Đặc biệt, sự tự tin là một trong những kĩ năng giúp bạn đạt được sự thành công nhất định trong công việc. Quá e dè, sợ trình bày trước đám đông tại các buổi thuyết trình ở lớp và nêu ý kiến trước các buổi họp với đồng nghiệp, lãnh đạo công ty cũng là một điểm trừ, khiến bạn mất đi một công việc, một cơ hội tốt, vì nếu không tự tin vào bản thân thì các bạn cũng không thể làm việc hiệu quả, bản thân người lãnh đạo không an tâm khi giao việc, bạn càng không chứng minh được năng lực bản thân. Hãy cố thoát ra khỏi “vỏ ốc” của chính mình để hòa nhập và phát huy năng lực của bản thân để phù hợp với những bước chuyển mình của xã hội trong thời đại mới.

 

Khả năng thích ứng là một phẩm chất quan trọng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở những nhân viên thế kỷ 21. Với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội về công nghệ, các hình thức giao tiếp mới, thích nghi và linh hoạt là hai điều kiện cần có để giúp bạn có thể thích nghi với những tình huống mới và thách thức mới. Bạn có chấp nhận sự thay đổi và cởi mở với những ý tưởng mới. Ngoài ra, khả năng thích nghi và linh hoạt này còn giúp bạn nhanh chóng thích ứng khi môi trường làm việc thay đổi cũng như dễ dàng hòa nhập với các đồng nghiệp trong tương lai.

7. Kỹ năng quản lý cảm xúc

Trong quá trình học tập, làm việc và quan hệ xã hội, các bạn sinh viên sẽ gặp phải rất nhiều áp lực và căng thẳng. Mỗi người có cách vượt qua cảm xúc đó khác nhau, nhưng hầu hết quá trình này đều không dễ dàng và tốn nhiều thời gian.

Chính vì vậy, kỹ năng quản lý cảm xúc là vô cùng cần thiết. Một người biết cách nhanh chóng chiến thắng những cơn mệt mỏi, stress sẽ có cuộc sống đơn giản, nhiều năng lượng và luôn tươi mới.

Vẫn còn rất nhiều kỹ năng quan trọng khác bạn cần trau dồi để có thể bắt nhịp được với sự cách tân. Dù là sinh viên đang học tập tại trường, sinh viên sắp tốt nghiệp hay chuẩn bị “dấn thân” vào công việc mới, chúng ta cần phải thay đổi để thích ứng phù hợp với thị trường, nếu không sẽ trở nên lạc hậu!

Văn Thị